Sự phát triển của bảo trì
a - Lịch sử bảo trì
Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ từ vài thập niên vừa qua bảo trì mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp.
Người ta đã tính được: chi phí để duy trì thiết bị vận hành đạt yêu cầu bao gồm các hoạt động bảo trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng bằng từ 4-40 lần chi phí mua thiết bị đó.
b - Bảo trì đã trải qua ba thế hệ
Thế hệ thứ nhất: bắt đầu từ xa xưa đến chiến tranh thế giới thứ II:
• Công nghiệp chưa phát triển, việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các thiết bị máy móc đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất B công việc bảo trì cũng rất đơn giản.
Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng suất. Bý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ quản lý. Chưa có các phương pháp bảo trì hợp lý cho máy móc. Ở thời điểm này, bảo trì được hiểu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư hỏng xảy ra.
Thế hệ thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ II đã làm đảo lộn tất cả.
• Nhu cầu hàng hoá tăng trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho công nghiệp lại sút giảm đáng kể. B cơ khí hoá được phát triển mạnh mẽ để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu hụt: nhiều máy móc phức tạp đã được đưa vào sản xuất. Công nghiệp trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc, thiết bị.
• Do sự phụ thuộc này ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Một câu hỏi được đặt ra “con người kiểm soát máy móc hay máy móc điều khiển con người”. Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt thì con người sẽ kiểm soát được máy móc và ngược lại.
Vì vậy những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được phòng ngừa để tránh làm mất thời gian khi có những sự cố xảy ra. Từ đó đã xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mục tiêu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi có hư hỏng.
Trong những năm 1960 giải pháp bảo trì chủ yếu là đại tu thiết bị sau những khoảng thời gian hoạt động nhất định.
Chi phí bảo trì tăng đáng kể so với những chi phí vận hành khác --> phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì và tìm kiếm những giải pháp để tăng tối đa tuổi thọ của thiết bị.
Thế hệ thứ ba: từ giữa những năm 1980, công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn. Những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn, xem hình 1.1
Hình 1.1 Những mong đợi đối với bảo trì đang ngày càng tăng
c - Những mong đợi mới về bảo trì
• Giảm thời gian ngừng máy, tăng độ tin cậy và khả năng sẵn sàng của thiết bị:Thời gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của thiết bị do làm giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng.
• Đảm bảo các yếu tố về môi trường: N hững hư hỏng ngày càng gây các hậu quả về an toàn và môi trường một cách nghiêm trọng trong khi những yêu cầu tiêu chuNn chất lượng và dịch vụ ở nhiều lĩnh vực đang ngày càng cao. Tại nhiều nước trên thế giới, đã có những công ty bị đóng cửa vì không đảm bảo các tiêu chuNn về an toàn và môi trường.
• Thu hồi tối đa vốn đầu tư: Sự phụ thuộc của con người vào máy móc, thiết bị ngày càng tăng thì chi phí vận hành và sở hữu chúng tăng theo. Vì vậy thiết bị phải được duy trì hoạt động với hiệu suất cao và có tuổi thọ càng lâu càng tốt.
• Kiểm soát chi phí bảo trì: Chi phí bảo trì phải được tính là một thành phần của tổng chi phí. Trong một số ngành công nghiệp, chi phí bảo trì nằm ở vị trí thứ 2, thậm chí số 1 trong số các chi phí vận hành. Hiện nay thường là 90% các chi phí bảo đảm chất lượng, khả năng bảo trì và độ tin cậy được dùng để phục hồi sai sót, khuyết tật do thiết kế & chế tạo, chỉ gần 10% được chi để làm đúng sản phNm ngay từ đầu. Trong tương lai cần phải thay đổi hiện trạng này.
<còn tiếp>