Mô hình quản lý bảo dưỡng công nghiệp ở các nhà máy

04:12 11/06/2018
2.212 Views
Sau một thời gian làm công việc về bảo dưỡng công nghiệp, bảo trì công nghiệp trong các nhà máy công nghiệp, tôi trình bày vài nét về mô hình quản lý bảo dưỡng, bảo trì ở các nhà máy công nghiệp lớn mà tôi biết như phân bón, hóa chất, nhiệt điện, may mặc, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm,… Ở Việt Nam, hiện nay đang tồn tại 3 mô hình quản lý bảo dưỡng, bảo trì ở các nhà máy công nghiệp, đó là: mô hình bộ phận bảo dưỡng công nghiệp trực thuộc nhà máy, mô hình thuê dịch vụ bảo trì bên ngoài và mô hình kết hợp cả 2 mô hình trên.

Mô hình quản lý bảo dưỡng công nghiệp ở các nhà máy
Mô hình quản lý bảo dưỡng công nghiệp ở các nhà máy
 
1. Mô hình bộ phận bảo dưỡng công nghiệp trực thuộc nhà máy
Trước đây và hiện tại mô hình quản lý bảo trì ở nước ta chủ yếu là bao gồm 2 bộ phận bô phận vận hành và bộ phận bảo dưỡng, bảo trì. Trong đó bộ phận bảo dưỡng chia ra làm 3 nhánh chính: sửa chữa cơ khí (bao gồm xưởng gia công chế tạo và sửa chữa ngoài hiện trường), sửa chữa điện và bảo dưỡng thiết bị điều khiển – đo lường. Bộ phận bảo dưỡng được điều hành quản lý chung bởi phòng kỹ thuật nhà máy. Phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản lý chung về mọi vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật, chủ trì điều phối mọi công tác về việc lên kế hoạch bảo dưỡng (bao gồm kế hoạch bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng đại tu trong các đợt sửa chữa lớn buộc phải ngừng nhà máy, lên kế hoạch mua sắm vật tư và thuê nhà thầu trong và ngoài nước thực hiện các công việc bảo dưỡng mà nhà máy không có khả năng thực hiện.
Phòng kỹ thuật giám sát đôn đốc các xưởng bảo dưỡng thực hiện các công việc trong kế hoạch ban hành bởi phòng kỹ thuật và các công việc đột xuất phát sinh trong quá trình chạy máy do các xưởng vận hành yêu cầu.
Phó giám đốc phụ trách mảng bảo dưỡng công nghiệp là người thay mặt giám đốc nhà máy trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các công tác bảo dưỡng của phòng kỹ thuật và khối bảo dưỡng.
Ưu điểm:
- Về mặt ngắn hạn chi phí cho khối bảo dưỡng thấp hơn khi thuê bên ngoài.
- Nhân lực bảo dưỡng luôn trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng.
- Họ hiểu rõ công việc và có kinh nghiệm giải quyết các công việc thực tế của nhà máy.
- Giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người.
Nhược điểm:
-  Tốn chi phí đào tạo nhân lực hàng năm cho khối bảo dưỡng.
-  Tốn kém chi phí trong việc quản lý, thuê cán bộ quản lý.
-  Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy công cụ, phục vụ cho công tác bảo dưỡng.
-  Tốn nhiều chi phí mua sắm và bảo quản vật tư, Tại sao sao? Vì để đảm bảo luôn đảm bảo vật tư dự phòng thiết yếu thay thế khi cần thì nhà máy phải mua rất nhiều vật tư với nhiều chủng loại cơ khí, điện và đo lường – điều khiển. Chi phí cho việc mua và bảo quản vật tư dự phòng là rất lớn. Đây là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý bảo trì của các nhà máy lớn khi mà phải cân đối trong việc mua sắm vật tư.
-  Tốn nhân công. Tại sao? Vì nhà máy phải nuôi toàn bộ các nhân viên của mô hình này lúc nhiều việc (đỉnh điểm là lúc ngừng toàn bộ nhà máy đại tu) cũng như ít việc (khi nhà máy đang vận hành). Trong khi công việc nhiều lúc thì cần nhiều thợ sửa chữa nhưng có lúc chỉ cần số lượng vừa phải.
Mô hình này ưu điểm thì ít mà nhược điểm thì nhiều.
 
2. Mô hình thuê dịch vụ bảo dưỡng công nghiệp bên ngoài
Đây là mô hình phổ biến ở các nước phát triển. Nhà máy của họ chỉ có phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch bảo dưỡng còn thực hiện công việc họ thuê hoàn toàn đơn vị bên ngoài là các công ty chuyên về các dịch vụ bảo dưỡng công nghiệp, bảo trì công nghiệp. Điều này sẽ giúp họ giảm các chi phí trong nhược điểm ở mô hình 1.
Ưu điểm:
- Không tốn chi phí đào tạo nhân lực hàng năm cho khối bảo dưỡng công nghiệp.
- Không tốn kém chi phí trong việc quản lý, thuê cán bộ quản lý.
- Không tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy công cụ, phục vụ cho công tác bảo dưỡng công nghiệp.
- Giảm chi phí cho việc mua sắm và bảo quản vật tư dự phòng thông thường. Vật tư sẽ do các đơn vị bảo dưỡng bên ngoài mua và thay thế khi cần. Nhà máy chỉ cần mua dự phòng các vật tư đặc thù riêng và quan trọng của nhà máy.
- Chỉ thuê mướn nhân công khi cần thiết.
Nhược điểm:
- Nhiều khi thụ động trong việc nhân công.
- Chí phí bên thuê ngoài tính về ngắn hạn thì cao hơn.
- Chất lượng bảo dưỡng công nghiệp phụ thuộc vào khả năng của nhà thầu trong và ngoài nước.
 
3. Mô hình trung hòa 2 mô hình trên
Về mô hình quản lý giống mô hình 1 nhưng quy mô nhỏ hơn. Bộ phận bảo dưỡng công nghiệp nhỏ hơn và trang thiết bị phục vụ cho công việc bảo dưỡng định kỳ đơn giản và những sửa chữa nhỏ đơn giản. Còn chủ yếu thuê đơn vị ngoài làm (giống mô hình 2).
 
4. Lựa chọn mô hình bảo dưỡng công nghiệp nào phù hợp cho nhà máy của bạn?
Việc lựa chọn mô hình nào tốt nhất cho việc quản lý bảo trì công nghiệp nhà máy bạn cận dựa trên các lợi ích sau:
- Tính hiệu quả của công tác bảo dưỡng công nghiệp: mô hình nào mang lại chất lượng và hiệu quả cao nhất.
- Lợi ích kinh tế: sao cho chí phí cho công tác bảo trì công nghiệp là thấp nhất.
Làm sao trung hòa 2 lợi ích trên là điều cần xem xét đối với từng doanh nghiệp?
 
 
Tin Tức Liên quan